Hướng dẫn trình tự kiểm tra đối với máy nông nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam
Theo quy định tại Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN&PTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 10 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2010;
2. Thông tư số 50/2012/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2012 bãi bỏ Quyết định 85/2008/QĐ-BNN ngày 6/8/2008 bãi bỏ một phần Thông tư50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010, Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2012.
Theo đó:
Các loại máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp có khả năng gây mất an toàn ( mục 20, 50/2010/TT-BNNPTNT) thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi nhập khẩu vào Việt Nam cơ quan hải quan sẽ yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành trước khi tiến hành thông quan hàng hóa.
Trình tự thực hiện xin được chia sẻ cùng bạn đọc như sau:
1. Người nhập khẩu vẫn ký hợp đồng mua bán với nhà sản xuất nước ngoài bình thường (vì danh mục nhập khẩu này không phải xin giấy phép trước khi nhập khẩu).
2. Khi hàng hóa về đến cảng hoặc cửa khẩu của Việt Nam, người nhập khẩu vẫn tiến hàng khai hải quan bình thường, một lưu ý khi khai hải quan là bạn phải chọn ở phần “Thông tin 2”, sau đó kích chuột vào mục “mã văn bản pháp quy khác”, lựa chọn mã “EQ” -50/2009/TT-BNNPTNT. Các bước khai báo khác thực hiện theo trình tự khai hải quan thông thường (Phần mềm khai hải quan ECUS5 – VINACCS).
3. Người nhập khẩu đến “Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp” mang theo các loại giấy tờ sau để đăng ký bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu ( 03 bản gốc ký đóng dấu theo mẫu)
- Hợp đồng; Vận đơn; Invoice; Paking list; tờ khai nhập khẩu (Bắt buộc)
- CO; CQ; tài liệu hướng dẫn sử dụng (bản gốc do nhà sản xuất và bản dịch sang tiếng việt) để thực hiện nhanh hơn.
- Sau khi đơn vị kiểm tra tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp số đăng ký, lãnh đạo của đơn vị kiểm tra sẽ ký đóng dấu vào “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu”.
4. Người nhập khẩu đến chi cục hải quan nơi mở tờ khai để làm thủ tục nhập khẩu. Ngoài chứng từ theo quy định về nhập khẩu thông thường phải gửi kèm theo:
- “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu” đã được ký đóng dấu
- Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về kho bảo quản theo mẫu 09, phục lục 5, thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.
5. Mang hàng về kho bảo quản:
- Chuyển hàng từ container vào kho.
- Lắp ráp, hiệu chỉnh, kiểm tra vận hành thử máy hoặc thiết bị
- Thông báo tới đơn vị kiểm tra chuyên ngành ngày chính thức để đến kho bảo quản để kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật.
6. Người nhập khẩu phối hợp với đơn vị kiểm tra chuyên ngành để thực hiện kiểm tra chuyên ngành.
7. Nhận “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu”, “biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu”, “hóa đơn GTGT” từ đơn vị kiểm tra.
8. Mang “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu” tới đến chi cục hải quan nơi mở tờ khai để làm thủ tục thông quan hàng hóa.
9. Sau khi chi cục hải quan nơi mở tờ khai cho thông quan hàng hóa, người nhập khẩu mới được phép kinh doanh hay sử dụng./.
Tải mẫu đăng ký kiểm tra : Tại đây
Các văn bản pháp luật liên quan:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN&PTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 10 năm 2009.
- Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2010;
- Thông tư số 50/2012/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2012 bãi bỏ Quyết định 85/2008/QĐ-BNN ngày 6/8/2008 bãi bỏ một phần Thông tư50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010, Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2012.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.